Liệu hệ sinh thái NFT tại Solana có cần nhiều marketplace vậy không? - Một bài phân tích về sự khác biệt (kỹ thuật) giữa Magic Eden, Hyperspace, Hadeswap và Elixir
Tác giả: Bones#6705. Bài viết này là một sản phẩm của Solana Instagrants.
Lời nói đầu
GM Builders. Chúng ta đều biết rằng NFT đang dần là một lĩnh vực không thể thiếu đối với mọi blockchain trong thời điểm hiện tại. Giai đoạn 2021 - 2022 chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ của làn sóng NFT trong thế giới Crypto. Kéo theo đó là một loạt những hoài nghi đặt ra rằng liệu NFT là xu hướng tất yếu trong tương lai, hay chỉ đơn giản là trào lưu sưu tập nghệ thuật được thổi phồng quá mức? Dù những tranh luận vẫn chưa có hồi kết, thì có một sự thật không thể phủ nhận rằng NFT đã làm quá tốt khi là một công cụ để boost-up community trong mọi dự án, kể cả là những dự án sử dụng token thông thường.
Đối với Solana, cho đến thời điểm hiện tại chúng ta có không dưới 20 NFT marketplaces để phục vụ nhu cầu của thị trường. Con số này là nhiều hay ít? Liệu rằng có sự khác biệt nào giữa các marketplace này hay không?
Bài viết này mình sẽ tập trung phân tích vào 4 Solana NFT marketplaces nổi bật nhất thị trường ở thời điểm hiện tại để chỉ ra những điểm khác biệt chính giúp những dự án này stand out so với phần còn lại. Trong mỗi dự án sẽ bao gồm 4 mục : Introduction (câu chuyện của dự án), Key highlights (những điểm nổi bật), Core products (sản phẩm chính) và Conclusion (kết luận). Vì đa số các marketplace tương đối giống nhau về mặt Core products, do đó những điểm khác biệt nổi bật sẽ được phân tích ở Key highlights. Mình tin rằng với bài viết này, các builders sẽ tích lũy được những điều cần thiết để build một NFT marketplace hoàn hảo hơn trong tương lai, bằng cách tích hợp tất cả những Key highlights từ những dự án hiện tại.
TL;DR
Look at the picture below
A total comparison between Magic Eden, Hyperspace, Hadeswap and Elixir.
1. Magic Eden
Introduction
Magic Eden (ME) hiện tại là sàn giao dịch NFT đứng đầu trên Solana và đang được mở rộng ra sang các chain khác như Polygon và Ethereum. Đây được xem là cái nôi phát triển của cơn sóng Solana NFT bắt đầu vào giai đoạn cuối 2021. Ban đầu ME xuất thân là một sàn giao dịch NFT thông thường, chỉ cạnh tranh được với Digitaleyes và Solsea (những sàn giao dịch NFT tầm trung) và đi sau Solanart - vốn là cái tên thống lĩnh thị trường Solana NFT lúc bấy giờ
Thời gian dần dần chứng minh những gì ME có thể làm được. Vào tháng 1/2022 đối thủ lớn nhất của ME lúc bấy giờ là Solanart bị vướng vào những chỉ trích dữ dội từ phía cộng đồng khi đã shill cho cho dự án Big Daddy Ape Club trên trang chủ, kết quả là dự án này đã rug pull tổng cộng $1.3m từ nhà đầu tư và biến mất khỏi thị trường. Sau sự kiện đó, độ tín nhiệm của Solanart bị suy giảm nặng nề, người dùng bắt đầu chuyển hướng sang ME. Từ đó ME trở thành sàn giao dịch NFT lớn nhất hệ sinh thái Solana cho đến hiện tại với $1.9b volume giao dịch, hơn 8000 bộ sưu tập và 22 triệu lượt truy cập hàng tháng.
Vào tháng 3/2022 Magic Eden công bố huy động được $27m trong vòng Series A. Đến tháng 6/2022 ME lại tiếp tục công bố huy động được $130m trong vòng Series B với các VCs nổi tiếng như Electric Capital, Greylock, Lightspeed Venture Partners, Paradigm và Sequoia Capital, nâng tổng số tiền huy động là $157m, với định giá công ty lên đến $1.6b.
Magic Eden key highlights
1. The Magic Eden DAO - NFT Governance
Vào tháng 3/2022, sau khi công bố huy động được $27m trong vòng Series A, ME bất ngờ thực hiện chương trình Airdrop lớn nhất từ trước đến nay cho tất cả những ví đã từng tham gia và giao dịch Solana NFT trên ME trong giai đoạn đầu. Chương trình được gọi tên là Magic ticket, là bước đầu đánh dấu tham vọng và định hướng của ME khi không chỉ là một sàn giao dịch NFT thông thường mà còn hướng đến việc xây dựng 1 DAO gắn kết trên hệ sinh thái Solana.
Với quy mô hơn 30,000 NFT được gọi tên là Magic Ticket, trong đó chia thành 3 loại:
OGs - 6,348 tickets (21%)
Degens - 7,162 tickets (chiếm 23%)
Normies - 17,092 tickets (chiếm 56%)
Việc nắm giữ Magic Ticket sẽ đem lại một số quyền lợi như được tham dự các event do ME tổ chức, được tham gia raffles lấy whitelist các dự án đối tác của ME, được chia sẻ những insight trên thị trường, được tham gia các giveaways, được tham gia DAO vote, cơ hội mở rộng network khi tham gia các AMA dành riêng cho holders. Hiện tại ME DAO có hơn 17.000 thành viên với twitter hơn 18.000 lượt theo dõi (https://twitter.com/TheMagicDAO)
Magic Ticket đóng vai trò là trung tâm của toàn hệ sinh thái ME, các hoạt động social, governance và rewards đều xoay quanh Magic Ticket holders. Đây là mô hình đầu tiên mang đến sự khác biệt lớn nhất của ME so với các đối thủ cạnh tranh.
2. Cross-chain Payments
Cho đến hiện tại người dùng Web3 vẫn là một con số rất nhỏ so với người dùng Internet trên toàn cầu. Một bài toán mà các builders trên Web3 luôn đặt ra là làm sao để có thể onboard hiệu quả người dùng mới, trước hết là biết đến Crypto và sau đó là biết đến sản phẩm của mình. Đây chắc chắn là vấn đề chung của toàn ngành ở thời điểm hiện tại.
Source:
Bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để giải thích cho một newbie rằng NFT là gì, tại sao nó lại có giá trị? Cách tốt nhất là hãy để họ mua NFT và tự trải nghiệm. Mua bán, giao dịch NFT chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn với Cross-chain payments. Tính năng này cho phép người dùng có thể mua NFT bằng nhiều phương tiện thanh toán khác như ví Metamask (phù hợp với những ai chưa quen sử dụng SOL) và Credit Card (phù hợp với Web2 users).
Để làm được điều này, ME đã tích hợp Crossmint vào marketplace của chính mình. Một ví dụ như hình bên dưới
Vì đây là một NFT trên Solana nên phương thức thanh toán mặc định sẽ là SOL. Tuy nhiên với Crossmint, người dùng có thể chọn thanh toán bằng ETH hoặc Credit Card bằng cách click chuột lựa chọn phương thức thanh toán.
Cho tới thời điểm hiện tại, Magic Eden là marketplace đầu tiên và duy nhất trên Solana hỗ trợ dịch vụ này.
ME core products
1. Marketplace
Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán NFT giữa các nhà đầu tư. Với tổng số volume giao dịch là 47.590.431 SOL, volume hàng ngày gần 500.000 SOL, hoạt động giao dịch NFT trên ME diễn ra liên tục. Hàng ngày người dùng có thể thấy có hàng chục hàng trăm bộ sưu tập NFT mới được list trên sàn với số lượng giao dịch lớn nhỏ khác nhau.
Tại marketplace, người dùng có thể lựa chọn những bộ sưu tập phổ biến trên thị trường dựa trên bộ lọc Volume Total, 24h Volume, 24h % Volume, Sales, Floor price…
Click chọn vào bộ sưu tập yêu thích, người dùng sẽ thấy được tổng quan thông tin về dự án đó bao gồm Floor, Listed, Total Vol, Owners, Total Supply. Bên cạnh đó ME cũng đính kèm những đường link social của dự án để người dùng có thể chủ động tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể theo dõi lịch mint của những dự án sắp mở bán ở mục Drop Calender. Ngoài ra người dùng cũng có thể kết nối ví và vote cho những dự án mình yêu thích. Về lý thuyết đây được xem là tính năng mang tính Decentralized khá cao vì chính cộng đồng sẽ là những người quyết định đâu là những dự án được chú ý nhiều nhất trong thời gian tới.
Cuối cùng là Auctions, nơi những NFT hiếm được niêm yết lên để đấu giá.
2. Launchpad
Đối với các dự án
Không chỉ dừng lại là một sàn giao dịch NFT thứ cấp, ME còn là bệ phóng của những dự án trong giai đoạn huy động vốn từ cộng đồng. Với ME launchpad, các dự án đương nhiên sẽ nhận được sự tín nhiệm nhiều hơn trong mắt cộng đồng so với việc tự launch trên website của mình. Theo kinh nghiệm của người viết, phần lớn những vụ rug pull đình đám đã từng diễn ra trên thị trường đều đến từ việc những dự án tự mở bán trên chính website của họ và drain ví nhà đầu tư, xem thêm về sự kiện Big Daddy Ape Club. Rõ ràng, việc một platform trung gian hỗ trợ mở bán sản phẩm vẫn đem lại hiệu quả cao hơn. Hiện tại hàng tuần có khoảng 3-4 dự án launch trên ME (chỉ tính trên Solana).
Bên cạnh đó, ME còn cam kết hỗ trợ các start-up launchpad trên platform của ME một số quyền lợi như
Giai đoạn pre-launch
Nhận được advice đến từ đội ngũ ME
Được mở rộng network trong hệ sinh thái của ME với hơn 350 dự án đã launch
Được hỗ trợ quảng bá đến cộng đồng
Giai đoạn launch
Hỗ trợ mint contract (whitelist & public)
Hỗ trợ marketing trên các phương tiện truyền thông
Hỗ trợ niêm yết trên trang chủ của ME
Hỗ trợ thanh toán với SOL, ETH hoặc Credit Card
Giai đoạn post-launch
Giới thiệu đến các đối tác của ME để hỗ trợ thiết kế roadmap, staking, tokenomics … giúp phát triển dự án lâu dài hơn
Hỗ trợ secondary marketplace
Hỗ trợ thu phí royalty qua mỗi giao dịch
Tuy nhiên để được launch trên ME cũng không phải là điều đơn giản. Các dự án đều phải được kiểm duyệt, đội ngũ phải được KYC thì mới đáp ứng được yêu cầu của ME. Bạn đọc có thể xem case *Balloonsville* để có thể biết rõ lí do hơn.
b. Đối với nhà đầu tư
Đương nhiên việc mint NFT trên ME vẫn đem lại sự yên tâm hơn so với các dự án tự launch trên các nền tảng khác. Thông thường các dự án sẽ có 2 vòng mint, đó là whitelist và public. Whitelist được xem là danh sách ví có chọn lọc đến từ dự án. Trước khi mint 2 ngày, ME sẽ yêu cầu các dự án cung cấp danh sách whitelist. Khi bắt đầu mint NFT, chỉ những ví thuộc danh sách đã được cung cấp trước đó mới có thể mint vòng whitelist, thông thường whitelist sẽ có những đặc quyền nhất định so với public, điều này tùy thuộc vào các dự án quy định.
Conclusion
Sự phát triển thần tốc của Solana NFT bắt đầu từ giai đoạn Q4 2021 đã đưa Magic Eden trở thành một công ty dẫn đầu thị trường trong ngành. Vào tháng 4 2022 sau khi chứng kiến tiềm năng đáng kinh ngạc của Solana NFT, Opensea đã tuyên bố kế hoạch mở rộng sang Solana, khi đó người ta thường nói đến việc ME dễ bị ông lớn nhấn chìm. Nhưng sự thật thì ngược lại, ME vẫn nhận được sự tin tưởng từ cộng đồng, vẫn phát triển và vẫn giữ vững được vị thế trên thị trường cho đến ngày hôm nay. Thậm chí đến thời điểm hiện tại, ME cũng đã hướng đến multichain, hỗ trợ cả Ethereum và Polygon NFT, chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Opensea.
Hiện tại ME là NFT marketplace đầu tiên bên cạnh việc build core product, họ còn là 1 DAO gắn kết cộng đồng. Các web3 start-ups cũng có thể xem ME là 1 case study hữu ích trong quá trình xây dựng dự án. Decentralized trong crypto là xu hướng không cần bàn cãi, rõ ràng ta có thể thấy một dự án không thể phát triển lớn mạnh được nếu không có sự giúp sức đến từ cộng đồng. ME về cơ bản không tốt hơn Solanart hay Opensea, ME có được vị thế dẫn đầu trên Solana ngày nay phần lớn đến từ sức mạnh của DAO mà dự án đã xây dựng ngay từ những ngày đầu.
2. Hyperspace
Introduction
Hyperspace là một sàn giao dịch NFT tổng hợp đầu tiên trên Solana. Vốn từng được biết đến với cái tên Solanalysis - một công cụ chuyên phân tích on-chain và cung cấp các chỉ báo kỹ thuật giúp các nhà giao dịch NFT nhận biết sự biến động của thị trường. Dần dần, nhận thấy thị trường NFT trên Solana ngày càng lớn mạnh, Solanalysis bổ sung thêm nhiều tính năng mới như việc users có thể theo dõi giá của từng NFT hay việc launchpad của một dự án mới.
Cuối cùng, Solanalysis đổi tên thành Hyperspace, với tầm nhìn trở thành sàn giao dịch NFT đa tính năng tốt nhất trên Solana.
Hyperspace được xây dựng từ tháng 9 năm 2021, với tổng nguồn vốn đầu tư nhận được từ vòng seed là $4.5m, đến từ các VCs nổi tiếng như Dragonfly, Pantera Capital, NFX, Jump Capital and Solana Ventures. Cho đến hiện tại, với lượng volume giao dịch hàng ngày đạt mức $SOL 500.000, Hyperspace trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Magic Eden.
Hyperspace key highlights
1. Non-escrow
Non-escrow (tạm dịch là không ký quỹ) là tính năng nổi bật nhất, khiến Hyperspace trở nên khác biệt so với phần còn lại. Với Hyperspace, khi người dùng niêm yết NFT của họ lên sàn để giao dịch, NFT đó vẫn sẽ nằm trong ví của họ cho đến khi có người thật sự mua nó. Điều này là hoàn toàn ngược lại so với Magic Eden, khi một người niêm yết NFT của họ lên sàn với ý định muốn bán NFT đó, thì ngay tại thời điểm đó, NFT sẽ không còn thuộc quyền sở hữu của người dùng nữa mà nó sẽ được chuyển vào Smart contract của Magic Eden.
Như hình trên ta có thể thấy, khi người dùng kết nối ví và thực hiện lệnh bán NFT, Magic Eden sẽ yêu cầu người dùng chuyển quyền sở hữu NFT trực tiếp ngay tại thời điểm đó. Mặc dù giao dịch này chưa thực sự khớp lệnh, tức là thực tế chưa có người mua NFT này.
Ngược lại đối với Hyperspace, cũng cùng với NFT đó, khi người dùng thực hiện lệnh bán, Hyperspace chỉ yêu cầu người dùng chấp nhận chuyển quyền sở hữu NFT. Khi đó NFT vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu trong ví của người dùng, và chỉ khi nào có người khác mua thì NFT mới được chuyển ra khỏi ví.
Điều này thoạt nghe có vẻ không phải là một vấn đề quá to lớn, tuy nhiên, đối với những người sở hữu NFT vì lợi ích NFT đó mang lại cho họ, thì đây thực sự là một pain point mà chỉ có Hyperspace mới có thể giải quyết. Chúng ta đã trải qua cái thời NFT nổi lên như một hiện tượng trong thế giới Crypto, khi mà người dùng sẵn sàng chi ra một số tiền khổng lồ chỉ để sở hữu một tấm ảnh mang tính nghệ thuật mà không hề biết giá trị của NFT mang lại. Dần dần, việc phát triển một dự án NFT cũng giống như phát triển một công ty truyền thống, nơi mà các NFT cũng có thể được xem như là cổ phẩn của một công ty. Bằng việc nắm giữ NFT đó, người dùng sẽ có những đặc quyền nhất định như được truy cập vào DAO của dự án, được truy cập vào những công cụ độc quyền, được chia sẻ lợi nhuận hàng tháng … tương tự như việc nắm giữ cổ phần của một công ty truyền thống.
💡 Việc chuyển của NFT đến Magic Eden khi người dùng niêm yết NFT của họ lên sàn sẽ làm giới hạn quyền sở hữu NFT của người dùng, khi mà NFT đó chưa thực sự được bán với mức giá họ mong muốn. Kết quả là, người dùng khi ấy không còn có được những đặc quyền của dự án mang lại mà đáng lẽ ra họ vẫn được nhận, bởi vì NFT đó không còn nằm trong ví của họ nữa.
2. Solana NFT Aggregator
Những người giao dịch NFT trong thời gian dài sẽ nhận thấy rằng thị trường NFT sẽ chia ra thành nhiều lĩnh vực (PFP, gaming, music…). Các sàn giao dịch cũng dần tập trung chuyên môn hóa một lĩnh vực nhất định dẫn đến việc phân hóa các tệp khách hàng khác nhau trên thị trường. Hệ quả là, nguồn thanh khoản NFT bị phân mảnh ở mỗi sàn giao dịch, khiến người dùng luôn đặt ra câu hỏi:
Thanh khoản ảnh hưởng đến người bán: là một người muốn mua NFT, liệu NFT ở sàn này có phải là mức giá rẻ nhất chưa, hay những sàn khác có người bán rẻ hơn?
Thanh khoản ảnh hưởng đến người mua: là một người muốn bán NFT, liệu việc niêm yết NFT ở sàn này có phải là lựa chọn tốt chưa, hay vẫn còn một thị trường khác có nhiều người muốn mua hơn?
Hyperspace là sàn giao dịch NFT đầu tiên và duy nhất tích hợp tất cả các NFT collection từ nhiều sàn giao dịch khác nhau như Magic Eden, Solanart, Elixir, CoralCube, Opensea, Hadeswap… Điều này cho phép người dùng có thể mua NFT đến từ các sàn giao dịch này chỉ bằng việc tương tác trực tiếp on-chain thông qua Hyperspace smart contract (thay vì một liên kết chuyển hướng). Aggregator của Hyperspace sẽ giúp tập trung thanh khoản như đã đề cập, đồng thời kể cả khi sàn giao dịch gặp sự cố, người dùng vẫn có thể duy trì quyền truy cập vào smart contract mà NFT được liệt kê để thực hiện giao dịch.
Hyperspace core products
1. Marketplace
Khi truy cập vào Hyperspace website, người dùng có thể xem được những collection thịnh hành nhất trên thị trường xếp theo volume giao dịch.
Click chọn một dự án bất kì, Hyperspace sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần thiết về dự án đó như tổng số NFT đang được niêm yết, tổng cung, khối lượng giao dịch trong 1 ngày, tổng số ví sở hữu và giá sàn.
Hyperspace đã xây dựng một NFT marketplace với trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trên Solana, theo đó người dùng có thể giao dịch NFT trên tất cả các marketplace khác mà chỉ cần truy cập một giao diện duy nhất - https://hyperspace.xyz/
2. Launchpad
Hyperspace hỗ trợ ươm mầm những dự án NFT ngay trong giai đoạn gọi vốn. Với launchpad, người dùng có thể mint NFT đến từ nhiều dự án khác nhau.
Thông thường, các dự án có 2 vòng mint: whitelist và public. Hyperspace sẽ thu thập tất cả các ví hợp lệ được dự án cung cấp, thêm vào Smart contract và sau đó chỉ những ví này mới có thể mint NFT ở vòng whitelist.
3. Analytics
Một sự thật phũ phàng là ngày nay hầu hết các nhà đầu tư NFT đều theo đuổi lợi nhuận chứ không phải mục đích nghệ thuật. Để đạt được điều đó, các nhà giao dịch phải liên tục mua và bán NFT trên thị trường. Giao dịch NFTs và giao dịch token dần có một điểm chung là không hề dễ dàng. Nếu người dùng không DYOR cẩn thận hoặc không phân tích bằng các chỉ báo kỹ thuật thì việc thua lỗ là điều khó tránh khỏi.
Hyperspace, hay trước đây gọi là Solanalysis, vốn ngay từ đầu đã là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Bằng cách tích hợp các công cụ phân tích và các chỉ số kỹ thuật, Hyperspace là nền tảng duy nhất cung cấp đầy đủ các trang bị cần thiết cho một người giao dịch NFT. Do đó, người dùng sẽ không cần bên thứ hai thực hiện nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Conclusion
Non-Escrow là tính năng đáng chú ý nhất của Hyperspace. Nó đã giải quyết được một pain point lớn của thị trường ở thời điểm hiện tại. Nó cho phép nhà đầu tư vẫn được phép giữ quyền sở hữu đối với NFT đang được list trên sàn, điều mà đáng lẽ những marketplace khác cũng nên thực hiện.
Hơn nữa, với việc tích hợp tất cả các NFT list trên những marketplace khác trên cùng một giao diện, user sẽ không cần phải truy cập bất cứ site nào khác ngoại trừ *Hyperspace* để có thể lựa chọn những dự án mình yêu thích.
Hyperspace sẽ càng hoàn thiện hơn nếu trong tương lai họ tìm được mảnh ghép còn thiếu của mình - NFT AMM, một xu hướng ngày càng trở nên phổ biến, điều mà Hadeswap và Elixir hiện tại đã làm được ( sẽ phân tích ở những mục sau).
3. Hadeswap
Introduction
Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao NFT dù nổi lên như một hiện tượng tuy nhiên nhưng trong mắt của rất nhiều người bao gồm cả traders lẫn builders, nó vẫn là một lĩnh vực mang tính rủi ro quá cao? Tại sao các Web3 enthusiast vẫn cho rằng NFT chỉ là một “bong bóng tạm thời” và sẽ không mang lại giá trị cho hệ sinh thái? - Câu trả lời có lẽ là tính thanh khoản.
Trong bất kì mô hình tài chính nào, thanh khoản luôn là thứ đóng vai trò then chốt. Nhà đầu tư thường xuyên đặt câu hỏi, khi tôi bỏ tiền mua một NFT này, liệu khi tôi muốn bán thì có ai sẵn sàng mua lại nó hay không, và mất bao lâu thì NFT này mới có thể thanh khoản được? - Đây chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc mass adoption NFT bị hạn chế.
Liệu có cách nào để build một NFT marketplace, nơi đó bất kì ai cũng có thể trở thành Liquidity provider, bất kì ai cũng có thể swap trực tiếp NFT của họ ra native token bất cứ khi nào họ muốn, hay dễ hiểu hơn là liệu có một Uniswap trong thế giới NFT hay không? - Tháng 9/2022 Hadeswap đã chính thức ra mắt thị trường Solana NFT để giải quyết vấn đề này.
💡 Funny insight: Đứng sau Hadeswap là ABC - một NFT collection được phát hành với mục đích xây dựng một Decentralized NFT community. Điều thú vị là khi mới bắt đầu launch, không ai nghĩ rằng ABC là sẽ build được một thứ gì đó, bởi art style của collection này khá mang tính meme. Sau khi ra mắt Hadeswap như một đòn đánh trúng vào pain point của toàn thị trường, ABC đã đón nhận mức tăng phi mã, hiện tại NFT này đang được giao dịch ở mức giá 195 SOL. Giải thích cho việc vì sao chọn art style này, Founder của dự án đã trả lời rằng, việc giao dịch với Hadeswap dễ dàng như việc đánh vần A-B-C, ngay cả một đứa trẻ vẽ những tấm ảnh nghuệch ngoạc này cũng có thể làm được.
Hadeswap key highlights
1. Progressive selling/buying of NFTs - DCA your NFTs
Hãy lấy một ví dụ đơn giản, bạn đang sở hữu 5 NFTs của cùng một dự án nào đó, và hiện tại bạn rất cần cash, bạn muốn bán chúng ngay lập tức.
Thông thường, bạn sẽ list cả 5 NFTs đó lên marketplace với giá sàn và chờ đợi sẽ có ai đó “quét sàn”. Đương nhiên để có thể thanh khoản được nhanh hơn, người ta thường có xu hướng list với giá thấp hơn giá sàn một chút, điều này sẽ dẫn đến giá của NFT giảm xuống. Hoặc người ta cũng có thể list riêng lẻ từng NFT ở một mức giá khác nhau: cái đầu tiên ở giá sàn, cái thứ 2 giá cao hơn một chút, v.v cho tới khi list xong toàn bộ 5 NFTs.
Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn là khi không chỉ có bạn mà các holder khác cũng đang muốn thanh khoản, họ cũng đang thực hiện bán NFT của họ khiến giá sàn của dự án giảm. Giờ đây bạn phải điều chỉnh lại giá NFT mà bạn đã list ban đầu, từng cái một. Cồng kềnh ở 5 NFTs, khó chịu ở 10 NFTs và thực sự là một cơn ác mộng nếu bạn phải xử lý nhiều hơn.
Tuy nhiên, với Hadeswap, bạn có thể tạo một Selling pool với 5 NFT đó và đặt nó để giá tự động tăng y% hoặc +x SOL mỗi khi một NFT được mua pool của bạn. Nếu giá sàn giảm (hoặc tăng), bạn chỉ cần điều chỉnh một thông số duy nhất, đó là giá sàn của pool bạn đang nắm giữ.
Không chỉ là Selling pool, người dùng cũng có thể tạo Buying pool cho riêng mình. Hãy thử tưởng tượng rằng có một dự án đang được fomo mạnh, bạn đang rất muốn mua NFT của dự án đó tuy nhiên giá đã quá cao, bạn quyết định chờ. Thay vì phải đi bids từng NFT đang được list trên marketplace, bạn có thể tạo một Buying pool với mức giá mà bạn muốn mua, điều này cũng giống như việc đặt limit buy order trên các sàn CEX truyền thống. Không những vậy, với Buying pool bạn hoàn toàn có thể set up tự động mua khi giá giảm thêm y% hoặc xSOL, hoạt động tương tự như DCA trong trading truyền thống.
2. Two-sided liquidity pools - The first NFT AMM on Solana
Giống như trên bất kỳ thị trường nào, sẽ luôn có một sự chênh lệch nhỏ giữa giá mua và giá bán của một loại tài sản - người ta gọi đó là spread.
Two-sided liquidity pools áp dụng trên Hadeswap là sự kết hợp giữa Buying pool và Selling pool. Người dùng có thể tạo đồng thời 2 pools trong cùng một thời điểm. Cơ chế này cho phép họ mua thêm NFT nếu giá giảm đến một mức nhất định và bán những NFT đó nếu giá tăng. Bằng cách làm như vậy, người dùng đang cung cấp thanh khoản hiệu quả cho cả hai bên bán và mua nhờ vào cơ chế AMM. Việc trở thành nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Providers) sẽ cho phép bạn thu lợi nhuận từ phí chênh lệch khi những người khác swap trên pool của bạn.
Hadeswap core products
1. Marketplace
Khác với những nền tảng khác, hiện tại Hadeswap chỉ hướng đến việc build một NFT marketplace hoàn toàn phi tập trung, nơi mà bất cứ ai cũng có thể trở thành Liquidity Providers. Nếu bạn đến với thị trường với tư cách là một creator, có lẽ trong giai đoạn đầu Hadeswap không phải là lựa chọn phù hợp so với những platform khác, bởi Hadeswap không có launchpad, họ không phải là một nền tảng huy động vốn từ người dùng.
Tuy nhiên, trong giai đoạn dự án đã phát triển, các nhà sáng lập hoàn toàn có thể lựa chọn Hadeswap là nơi để cung cấp thanh khoản cho dự án. Thanh khoản càng nhiều, volume giao dịch càng cao cũng là một cách để nhiều người dùng biết đến dự án hơn.
Hiện tại Hadeswap hỗ trợ 2 phiên bản trading NFT cho người dùng:
NFT marketplace như những nền tảng khác
NFT AMM
2. $HADES - The Governance Token
Hướng đến là nền tảng NFT AMM đầu tiên trên Solana, giống như Uniswap trong thế giới DeFi. Hiện tại Hadeswap là NFT marketplace duy nhất sử dụng Governance Token - $HADES. Một vài Use cases của $HADES đã được tiết lộ là Quản trị, Ủy quyền, Đấu giá Hades NFT …
Với tổng supply 100.000.000, $HADES được phân chia như hình bên dưới
Đối với Staking Rewards, hiện tại người dùng đã có thể tham gia Stake ABC để earn $HADES thông qua https://staking.hadeswap.com/. Reward sẽ được trả trong vòng 60 tháng.
Với Tokenomics như trên, $HADES Emission Schedule được dự phóng sẽ unlock hoàn toàn trong thời gian 60 tháng.
Conclusion
Điểm tốt khi là the first NFT AMM on Solana:
Tính thanh khoản cao
Tính thanh khoản cao có nghĩa là người dùng sẽ luôn có thanh khoản tức thì cho NFTs của mình, thay vì phải đi hạ giá sàn để lấy thanh khoản như những marketplace khác thì có thể bán vào những pool có sẵn.
Tính phi tập trung
Bất kì ai cũng có thể trở thành Liquidity Provider và kiếm lợi nhuận thông qua mức chênh lệch (spread), việc trở thành Liquidity Provider cũng giống như bạn đang làm chủ sàn như Magic Eden hay OpenSea chẳng hạn..
Hạn chế nhầm lẫn khi giao dịch
Đương nhiên sẽ không có việc bị list nhầm giá bán, vì cơ chế AMM sẽ tự động khớp lệnh vào Buying pool đang hiện hữu trước đó.
Điểm chưa tốt
Hạn chế về Target Customer
Tệp khách hàng chủ yếu là Trader, chưa hướng đến Creator. Sẽ tuyệt hơn nếu Hadeswap hướng đến một platform với đầy đủ tính năng như Magic Eden hay Hyperspace.
Thanh khoản không phân bổ đều
Mặc dù sản phẩm chính của Hadeswap là NFT AMM tuy nhiên Liquidity Pool hiện chỉ tập trung vào những Top collection.
Rủi ro về Impermanent Loss (trượt giá)
Về bản chất, Impermanent Loss là một khoản lỗ tạm thời xảy ra khi cung cấp tính thanh khoản. Đây là vấn đề chung của AMM trong cả Defi và NFT.
4. Elixir
Introduction
Là dự án ra mắt sau cùng nhưng có lẽ cho đến hiện tại, Elixir có thể được xem là một NFT marketplace tích hợp đầy đủ tính năng nhất so với cả Magic Eden, Hyperspace và Hadeswap. Đứng sau Elixir là Bridgesplit, một dự án hoạt động chủ yếu trong mảng phân mảnh NFT (NFT Fragmentation), đã raise fund thành công vào giai đoạn cuối 2021 với tổng cộng số tiền thu được là $4.5m, trong đó có những cái tên nổi tiếng là Solana Ventures, Coinbase Ventures,.. Vào thời điểm đó việc kết hợp giữa DeFi với NFT nhằm góp phần thu hút lượng lớn thanh khoản cho toàn thị trường vẫn chỉ nằm ở ý tưởng, và Bridgesplit có thể xem là một trong những OGs đặt nền móng cho ý tưởng đó.
Đến tháng 9/2022, Bridgesplit cho ra mắt Elixir - một NFT marketplace thế hệ mới, “owned by community & run for community”. Cũng giống như Hadeswap, Elixir thấy được rằng thanh khoản là một vấn đề lớn đối với thị trường Solana NFT ở thời điểm hiện tại, và chỉ khi nào có được thanh khoản đủ lớn thì NFT mới được xem là một game bền vững. Elixir với định hướng không chỉ là một NFT marketplace thông thường mà còn là một hệ sinh thái mở với đầy đủ tính năng, đặt lợi ích cân bằng xoay quanh giữa nhà sáng tạo và nhà đầu tư.
Elixir key highlights
1. NFT AMM - Elixir fAMM
Đối với Hadeswap, bất kì ai cũng có thể trở thành Liquidity Provider, bất kì ai cũng có thể tạo Selling pool và Buying pool cho riêng mình và họ sẽ earn được khoản phí chênh lệch giữa các lệnh giao dịch trên pool của họ. Các pool hoạt động độc lập và mỗi cá nhân là một Liquidity Provider riêng biệt.
Điều này dẫn đến một nhược điểm rằng, thanh khoản giữa các pool về mặt lý thuyết là có tuy nhiên nguồn thanh khoản này phân bổ không đồng đều và bị chênh lệch về giá, vì cơ bản các pool hoạt động độc lập tùy theo Liquidity Provider.
💡 Với Elixir fAMM (floor AMM), user cung cấp thanh khoản bằng cách deposit trực tiếp NFT và SOL của họ vào pool của Elixir, sau đó họ sẽ được earn được passive income hàng ngày. Cung cấp càng nhiều thanh khoản, passive income sẽ càng nhiều. Chính vì nguyên tắc hoạt động như vậy, Elixir fAMM sẽ không có sự khác biệt giữa các pool thanh khoản như Hadeswap, mà chỉ tồn tại 1 pool cho 1 collection.
Điểm tốt của tính năng này là gì? fAMM sẽ đem lại nguồn thanh khoản dồi dào hơn cho những NFT ở giá floor. Tức là khi bắt đầu thực hiện bán một NFT nào đó, user sẽ không phải so sánh giá floor của NFT đó ở các marketplace khác mà có thể swap trực tiếp tại Elixir vì pool thanh khoản của Elixir luôn ở mức giá tốt nhất.
Đồng thời user cũng có thể withdraw LP đã cung cấp bất cứ lúc nào. Một lưu ý quan trọng rằng khi user thực hiện withdraw LP thì NFT nhận được không bắt buộc phải là NFT đã được deposit trước đó, nó có thể là một NFT khác ngẫu nhiên từ pool thanh khoản của Elixir. Do đó fAMM chỉ hoạt động tối ưu khi user cung cấp thanh khoản với những NFT có độ hiếm thấp. Tính năng này không dành cho những collector quan tâm về rarity của NFT.
2. Exchange NFTs
Chính vì nguyên tắc hoạt động của fAMM, phần lớn các NFT được list trên Elixir marketplace thường là những NFT có độ hiếm thấp. Do đó người dùng có thể tự do chuyển đổi NFT hoàn toàn miễn phí bằng cách swap một NFT bất kì của cùng một dự án mà họ đang sở hữu để lấy một NFT mới được niêm yết trên marketplace.
3. Lending - Borrowing NFTs
Theo roadmap của dự án, Lending - Borrowing NFTs dự kiến sẽ được ra mắt vào Q1 2023. Hiện tại chưa có thông tin chính thức về cách hoạt động của tính năng này, mình sẽ theo dõi và cập nhật thêm vào bài viết khi tính năng này được đưa vào hoạt động. Một điều có thể khẳng định rằng, hiện tại chưa có một NFT marketplace nào trên Solana hỗ trợ Lending - Borrowing NFTs, và rất có thể Elixir sẽ là marketplace đầu tiên thực hiện được điều đó.
4. Long/shorting NFTs
Tương tự như Lending & Borrowing, Long/shorting dự kiến cũng sẽ là tính năng đánh dấu sự khác biệt nổi bật của Elixir so với các nền tảng khác, khẳng định đúng nghĩa là một all-in-one marketplace. Hiện tại chưa có thông tin chính thức về cách hoạt động của tính năng này, mình sẽ theo dõi và cập nhật thêm vào bài viết khi tính năng này được đưa vào hoạt động.
Elixir core products
1. Marketplace
Một chút tương đối khác so với Hadeswap, Elixir hiện tại tích hợp cả 2 giao diện trading - NFT marketplace thông thường và NFT AMM. Khi user thực hiện buy NFT từ Elixir, NFT đó có thể đến từ một user khác list trực tiếp trên marketplace của Elixir hoặc từ Pool thanh khoản của Elixir.
Đối với Selling NFT, tương tự, user có thể lựa chọn swap trực tiếp vào Liquidity pool của Elixir để nhận được mức thanh khoản nhanh chóng hoặc list trên marketplace với kì vọng mức giá cao hơn.
Marketplace của Elixir hiện tại chưa có tính năng Analytics như những platform khác.
2. Launchpad
Launchpad là nơi ươm mầm các dự án NFT đang trong giai đoạn gọi vốn từ cộng đồng. Elixir hiện tại hỗ trợ 2 dịch vụ:
The Elixir launchpad: Full KYC & Doxxed với Elixir team, những dự án đã qua chọn lọc.
The Elixir Expresspad: Self-service, bất kì dự án nào cũng có thể apply.
Các Creator hoàn toàn có thể lựa chọn chiến lược launch cho riêng mình, đó có thể là về Graphics (giao diện), WL phases (các vòng mint), Pricing (giá mint), Gamified/dynamic hoặc regular mint (các chiến lược mint), Freezing (lock NFTs cho đến khi sold out), Metadata reveal (art reveal sau khi mint) …
Launchpad của Elixir hiện tại hoàn toàn không thua kém Magic Eden.
Conclusion
Điểm tốt
Tính thanh khoản cao
Là một fAMM, tính thanh khoản của Elixir tập trung mạnh vào giá floor của các NFTs. Điều này mang lại cho Elixir một cái tiếng - NFT marketplace có mức thanh khoản nhanh với mức giá tốt nhất.
Tích hợp đầy đủ tính năng
Elixir hướng đến là một all-in-one Marketplace, một hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh. User có nhiều cách để kiếm lợi nhuận hơn là chỉ giao dịch NFT thông thường như những nền tảng khác (bằng việc borrow/lending, long/shorting NFTs).
Điểm chưa tốt
Không phải là nơi dành cho collectors
fAMM là một con dao 2 lưỡi. Một mặt tính năng này đem lại sự thanh khoản cao cho thị trường, mặt khác nó dần triệt tiêu tính sưu tập của NFT. Mỗi dự án NFT đều có sự phân chia rarity khác nhau, và từ khi NFT ra đời việc giao dịch NFT dựa trên rarity đã trở thành một văn hóa của NFT maxis. Cũng cùng một dự án, nhưng một NFT có độ hiếm cao có thể được bán với giá x5 x10 lần so với các floor NFTs.
fAMM ra đời chỉ tập trung thanh khoản cho floor NFTs, người dùng chỉ deposit NFT có độ hiếm thấp, dẫn đến dần cạn kiệt thanh khoản cho những NFT có độ hiếm cao. Bằng chứng là ở thời điểm hiện tại, người dùng phải hướng đến những marketplace khác nếu họ muốn tìm kiếm những NFT hiếm hơn.
Thiếu tính phi tập trung
Về bản chất Elixir vẫn là một dự án NFT, họ có collection riêng cho dự án. Ở thời điểm hiện tại, việc cung cấp thanh khoản trên Elixir để earn passive income là đặc quyền chỉ dành riêng cho holders của Elixir (khác với Hadeswap). Đồng thời, việc cung cấp thanh khoản cũng trở nên bị động hơn khi user không thể tự điều chỉnh các Pool của chính mình, cũng không thể cùng một lúc tạo 2 pool buy/sell như Hadeswap.
Rủi ro về Impermanent Loss (trượt giá)
Về bản chất, Impermanent Loss là một khoản lỗ tạm thời xảy ra khi cung cấp tính thanh khoản. Đây là vấn đề chung của AMM trong cả Defi và NFT.
Kết luận
Việc build 1 NFT marketplace hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Thị trường luôn luôn vận động và phát triển, những Pain point mới lần lượt xuất hiện đòi hỏi builders phải thường xuyên cập nhật và giải quyết. Qua bài research này, chúng ta đã thấy cho tới thời điểm hiện tại đã gần 2 năm từ khi NFT trở thành một cơn sốt trên toàn thế giới, Solana vẫn chưa có được một NFT marketplace thật sự mẫu mực, giải quyết được hết những vấn đề còn tồn đọng. Vậy câu hỏi đặt ra ở tiêu đề bài viết - Liệu Solana NFT có cần nhiều marketplace đến như vậy không? Hay thật sự chỉ cần một nơi tích hợp đầy đủ tính năng cho người dùng?
Hi vọng rằng trong tương lai gần chúng ta sẽ sớm thấy được một sản phẩm mới ra đời, kế thừa được những tinh hoa từ những dự án hiện đã và đang xây dựng.
Solana can be a second BTC?